Đề: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
Tôi yêu quý và tự hào dân tộc mình không phải vì đất nước ta có rừng vàng biển bạc mà là vì nhân dân ta có đời sống tinh thần phong phú. Bao nhiêu điều hay lẽ phải đều được lưu giữ trong những câu tục ngữ ngắn gọn, đơn giản nhưng giàu ý nghĩa mà “uống nước nhớ nguồn” là một trong những câu như thế. Câu tục ngữ thể hiện được truyền thông của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng và biết ơn những người đi trước, những người đã hy sinh xương máu để cho chúng ta có thể có một cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay.
Câu tục ngữ ngắn gọn, xúc tích mượn hình ảnh quen thuộc trong sinh hoạt đời sống để nói đến đạo lí sâu xa Nguồn” là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Nguồn” có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn “uống nước” đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy.Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.Lòng biết ơn, tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra để ta hưởng thụ chính là sự “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, biết ơn thầy cô đã cung cấp cho ta kiến thức, biết ơn người lao động đã đem lại những cái ta cần, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, bảo vệ cuộc sống của chúng ta.. Lòng biết ,ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.
Vậy tại sao chúng ta cần phải biết ơn những người đã tạo dựng ra thành quả? Bởi vì mọi của cải vật chất, văn hóa tinh thần trên đời này đều không tự nhiên mà có được mà phải được tạo ra từ bàn tay, khối óc, từ công sức lao động và đôi khi đó là sự hi sinh cả mạng sống của người đi trước.Để có được một nền hòa bình, nhân dân ta đã phải trải qua biết bao cuộc đấu tranh .Cha ông ta đã phải đánh đổi cả mạng sống, tuổi thanh xuân, những ước mơ còn dang dở để mang lại sự hòa bình thống nhất cho dân tộc. Mỗi chúng ta có được hình hài, dáng vóc cũng đều là do ông bà, cha mẹ đã cho, họ là những người có công ơn sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Ba mẹ đã phải chịu bao nhiêu khổ cực để mang đến cuộc sống tốt đẹp nhất cho đứa con. Ông bà,tổ tiên đã mang cho con cháu một nền móng về vật chất và giữ gìn những giá trị tinh thần để con cháu noi gương theo. Để có hạt gạo trắng ngần, bao nhiêu người lao động đã dầm sương dãi nắng. Ngôi nhà chúng ta ở, con đường chúng ta đi..đều là công sức dựng xây, lao động của biết bao nhiêu người. Không chỉ thế, trong cuộc sống còn những người đã giúp đỡ ta, cưu mang ta, bảo vệ ta trong lúc khó khăn, hoạn nạn đều là những người đáng để ta mang ơn.
Từ xưa đến nay nhân dân ta luôn thể hiện tinh thần biết ơn đối với những người đã tạo dựng ra thành quả. Ở đâu cũng có thờ cúng thần linh phùphụ trợ mùa màng, tục thờ Thần Thành Hoàng, thờ những vị anh hùng có công với đất nước như Trần Hưng Đạo, Quang Trung…Mỗi nghề nghiệp đều có thờ tổ tiên của nghề cũng là ghi nhớ ơn người đã sáng lập truyền dạy lại. Xã hội ngày nay đã không ngừng tiếp thu và tiếp nối truyền thống tốt đẹp ấy. Để tỏ lòng biết ơn hằng năm cứ vào dịp 27/7, đất nước ta đều tổ chức ngày lễ long trọng để tưởng nhớ công lao những người anh hùng đã ngã xuống vì sự nghiệp độc lập dân tộc và thăm hỏi, tặng quà những thương binh, gia đình có công với cách mạng. Những đó hoa tươi thắm cùng những lời chúc từ đáy lòng gửi tặng đến thầy cô giáo nhân dịp 20/11 chính là biểu hiện rõ ràng cho lòng biết ơn vô hạn mà học sinh dành cho những người lái đòđó cần mẫn. Mỗi năm nhân dân ta đều tưởng nhớ đến các vị vua Hùng đã có công dựng nước bằng nén hương thơm dâng lên ngày giỗ tổ. Trong mỗi gia đình Việt Nam xưa nay đều có ngày giỗ ông bà, những người đã khuất để con cháu có dịp hồi tưởng, nhắc nhở công ơn.
Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ : con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Trong xã hội còn nhiều kẻ vô ơn ngay chính với người đã sinh ra mình, con cái đánh mắng, bất hiếu không quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ. Học trò dùng lời lẽ khó nghe, xúc phạm hành hung thầy cô.
Là học sinh chúng ta cần học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp đỡdỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Đối với thế hệ trẻ thì tinh thần và truyền thống này cần phải phát huy, phát động các phong trào tưởng nhớ anh hùng liệt sỹ, thăm hỏi các gia đình liệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn…Đó là những hành động thiết thực nhất.
Cuộc sống của chúng ta giống như một cái cây. Cội nguồn những thế hệ đi trước, ông cha ta, ba mẹ ta là gốc rễ. Con chúng ta những người trẻ đang được hưởng thành quả là lá là cành. Dù lá cành có vươn xa có phát triển đến nhường nào thì vẫn phải luôn nhớ rằng không có rễ sẽ chẳng có lá cành. Sống là phải biết ơn quá khứ, biết ơn những người có ảnh hưởng đến bản thân mình như vậy bản thân mới có thể phát triển được.