ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
TÔI CÓ MỘT GIẤC MƠ
Mac – tin Lu – thơ – kinh
Hướng dẫn đọc
Câu 1. Văn bản viết ra nhằm mục đích gì? Quan điểm của Mác-tin Lu-thơ Kinh là gì?
Gợi ý trả lời:
- Văn bản nhằm mục đích khẳng định quyền được bình đẳng, tự do của người da đen và kêu gọi người da đen kề vai, sát cánh chiến đấu đến cùng để giành lậy quyền tự do, bình đẳng ấy.
- Quan điểm của tác giả: tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, người da đen cần được tôn trọng quyền lợi ấy như tất cả những người da trắng trên đất nước.
Câu 2. Xác định các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tác giả nêu trong văn bản và vẽ sơ đồ chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tố ấy.
Gợi ý trả lời:
Luận điểm | Lí lẽ | Bằng chứng |
Quyết liệt lên tiếng về thảm trạng người da đen vẫn bị đối xử bất công | Một trăm năm trước, Lin-cơn đã kí bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ…Văn kiện đã đến như ánh bình minh rực rỡ kết thúc đêm trường tù ngục
– Nhưng một trăm năm sau người da đen vẫn chưa được tự do.
|
Cuộc sống của người da đen vẫn còn bị thít chặt trong gông cùm của luật cách li và xiềng xích của óc kì thị.Người da đen vẫn phải sống trong một hoang đảo nghèo đói giữa đại dương bao la của sự phồn thịnh vật chất. Người da đen vẫn phải sống mòn trong những góc khuất của xã hội Mỹ, thấy mình chỉ là kẻ lưu vong ngay trên quê hương mình
|
Trong quá trình chiến đấu giành lấy lại địa vị xứng đáng của mình, chúng ta không được phép hành động sai lầm.
|
Đừng làm dịu cơn khát tự do của mình bằng cách uống li oán hận và thù hằn.
Không được để cho cuộc phản kháng đầy sáng tạo sa vào bạo loạn. Qua từng buổi tuần hành chúng ta sẽ tự nâng cao bản thân lên tầm cao mới. – Tinh thần chiến đấu quật cường mới vừa trào sôi trong cộng đồng người da đen không được đẩy đến chỗ ngờ vực tất cả người da trắng.
|
Có rất nhiều người da trắng đã nhận ra vận mệnh của họ gắn liền với vận mệnh của chúng ta, rằng tự do của họ không thể tách rời với tự so của chúng ta.
|
Người da đen chỉ thật sự hài lòng khi giành lấy tự do bình đẳng hoàn toàn | Đừng bao giờ rơi vào vực sâu tuyệt vọng
Giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm trừ trong giấc mơ của nước Mỹ
|
Người da đen không hài lòng khi:
Người da đen vẫn còn là những nạn nhân câm lặng của vấn nạn bạo lực từ cảnh sát. – Sau chặng đường dài mệt mỏi, không thể tìm được chốn nghỉ chân trong quán trọ ven xa lộ hay khách sạn trong thành phố. – Con cái người da đen bị tước đoạt nhân phẩm và lòng tự trọng bởi những tấm biển đề “Chỉ dành cho người da trắng”. – Người da đen ở Mi-xi-xi-pi không có quyền bầu cử, người da đen ở Niu Oóc tin rằng đi bầu cũng chẳng để làm gì.
|
Câu 3. Có thể thay đổi trật tự các luận điểm trong văn bản trên được không? Từ đó, bạn hãy nhận xét về cách sắp xếp luận điểm trong văn bản.
Gợi ý trả lời:
Không thể thay đổi trật tự các luận điểm trong văn bản. Mỗi luận điểm đảm nhận một phần quan trọng trong cấu trúc chung của bài văn. Luận điểm 1 làm cơ sở lí luận, tiền đề và cơ sở nhận thức cho luận điểm 2. Luận điểm 3 là sự phát triển từ luận điểm 1 và 2.
Câu 4. Bạn hãy tìm hiểu thêm về “giấc mơ của nước Mỹ”. Từ đó, hãy lí giải nguyên nhân tác giả chọn “Tôi có một giấc mơ” làm ý tưởng chủ đạo xuyên suốt văn bản.
Gợi ý trả lời:
Giấc mơ Mỹ bắt nguồn từ Tuyên ngôn độc lập của nước này, tuyên bố rằng “tất cả con người được tạo ra bình đẳng” với quyền “sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc. Khi nói đến giấc mơ Mỹ là nhắc đến những lý tưởng mà nước đi đang xây dựng: dân chủ, tự do, cơ hội và bình đẳng. Tác giả dựa trên Giấc mơ chung của nước Mỹ để làm tiền đề lí luận chắc chắn cho giấc mơ của bản thân và của toàn thể người da đen về quyền bình đẳng, tự do. Giắc mơ của tác giả đồng nhất với giấc mơ của nước Mỹ và trở thành một phần không thể thiếu để đưa giấc mơ nước Mỹ trở thành hiện thực.
Câu 5. Bạn hãy xác định và phân tích vai trò của một số yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản.
Gợi ý trả lời:
- Các yếu tố biểu cảm được sử dụng thông qua những hình ảnh, câu văn: “Tôi vui mừng”,
- Các biện pháp tu từ
+ so sánh (xuất hiện như một ngọn đuốc hi vọng soi đường, như ánh bình minh rực rỡ kết thúc đêm trường tù ngục..)
+ ẩn dụ (lò lửa bất công, đêm trường tù ngục, bão lốc của những cuộc nổi dậy..)
+ phép điệp (một trăm năm sau, chúng ta sẽ không bao giờ hài lòng, tôi mơ rằng..)
+ ví von (đừng làm dịu cơn khát tự do của mình bằng cách uống li oán hận thì hằn..)
- Vai trò của biểu cảm: Bộc lộ được tâm trạng của tác giả trước thực trạng người da đen vẫn chưa giành được quyền tự do, bình đẳng. Niềm hy vọng, mong mỏi của tác giả kêu gọi sự kiên nhẫn, đồng lòng đấu tranh của người da đen cho đến khi họ thực sự được tự do. Yếu tố biểu cảm khiến lời kêu gọi không khô khan, lí luận mà trở nên sinh động, thuyết phục, đánh vào con đường tình cảm, nhận thức của người nghe.
Bài tập sáng tạo: Chỉ ra một số điểm giống nhau, khác nhau về bối cảnh ra đời các bản “tuyên ngôn độc lập” trong văn học Việt Nam: Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).
Gợi ý trả lời:
Điểm giống nhau: đều ra đời trong lúc đất nước trải qua những biến động lớn cần khẳng định chủ quyền trước âm mưu thôn tín của kẻ ngoại xâm.
Điểm khác nhau:
- Bài thơ Nam quốc sơn hà ra đời vào dưới thời vua Lí Nhân Tông. Khoảng năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Tương truyền rằng Lí Thường Kiệt đã sáng tác bài thơ rồi cho người vào trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.
- Bài Bình Ngô đại cáo được viết năm 1428, sau khi quân ta đại thắng quân Minh, Vương Thông buộc phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo Bình Ngô với ý nghĩa công bố nền độc lập dân tộc.