THẦN TRỤ TRỜI
(Thần thoại Việt Nam)
Trước khi đọc:
Câu hỏi: Bạn biết về những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ trong nhóm về những truyện thần thoại ấy
Trả lời:
Những câu chuyện thần thoại em đã biết:
- Thần thoại thế giới: Nữ Oa vá trời (thần thoại Trung Quốc), Thần lửa A Nhi (thần thoại Ấn Độ), Thần thoại Hy Lạp…
- Thần thoại Việt Nam: Thần trụ trời, Ông Trời, Nữ thần Mặt Trăng, Mười hai Bà Mụ…
Đọc văn bản:
Câu 1 (Tưởng tượng) Bạn hình dung như thế nào về vị thần trụ trời ?
Trả lời: Thần Trụ Trời là vị thần có ngoại hình khác thường, tầm vóc khổng lồ “Chân thần dài không tả xiết. Thần bước một bước là có thể quan từ vàng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác”.
Câu 2: (tưởng tượng)Trời và đất thay đổi thế nào sau khi có cột chống trời ?
Trả lời: Sau khi Thần Trụ Trời hoàn thành cột chống trời thì “Trời đất phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời”
Câu 3 (Suy luận) Bạn có nhận xét gì về cách kết thúc truyện ?
Trả lời: Để kết thúc truyện người viết dùng một câu hát dân gian ngắn gọn, có vần điệu, nhạc điệu nên dễ nhớ, dễ thuộc và tạo ấn tượng mạnh trong trí nhớ của người đọc. Không chỉ giúp chúng ta ghi nhớ về hình ảnh của Thần Trụ Trời, củng cố lại nội dung bài học mà còn gợi thêm công sức của các vị thần khác trong thần thoại. Đó còn là nét đẹp tinh tế trong văn hoá dân gian.
Sau khi đọc
Câu 1: Chỉ ra các chi tiết về không gian, thời gian của truyện
Trả lời:
Những chi tiết chỉ không gian:
+ Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo
+ Thần ở trong đám mờ mịt, hỗn độn kia
+Trời như một tấm màn rộng mênh mông
+ Vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt
+Trời đất phân đôi
+ Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.
+ Trời đã cao và đã khô
+ Đất tung toé ra mọi nơi, thành gò, thành đống, thành những dãy đồi cao
+ Mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà chỗ lồi, chỗ lõm.
+ Chỗ thần đào đá, đào đất mà đắp cột ngày nay thành biển rộng
Những chi tiết chỉ thời gian:
+ Thuở ấy, chưa có thế gian
+Không biết từ bao lâu
+ Có một lúc thần đứng dậy
+Từ đó, trời đất mới phân đôi
+Khi trời đã cao và khô
+Mặt đất ngày nay
+Ngày nay thành biển rộng
+Cột trụ bây giờ không còn nữa
+ Sau này người ta thường nói rằng
+ Vị thần Trụ trời đó sau này
+Sau khi thần Trụ trời chia ra trời đất
+Dân gian còn câu hát lan truyền tới ngày nay
Câu 2: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ trời là một tuyện thần thoại ?
Trả lời: Những dấu hiệu giúp em nhận ra Thần Trụ Trời là truyện thần thoại:
– Câu chuyện kể về sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên, ở đây là kể về nhân vật chính thần Trụ trời.
– Dựa trên những đặc điểm của thần thoại:
+ Không gian câu chuyện: trong quá trình tạo lập không xác định nơi chốn cụ thể: “Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo”, “Thần ở trong đám mờ mịt, hỗn độn kia”, “Trời như một tấm màn rộng mênh mông”, “Vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt”.
+ Thời gian câu chuyện: thời gian cổ, không xác định, mang tính vĩnh hằng: “Thuở ấy, chưa có thế gian”, “Không biết từ bao lâu”, “Từ đó, trời đất mới phân đôi”…
+ Cốt truyện thần thoại: kể về quá trình sáng tạo thế giới qua việc thần Trụ trời lấy đá làm cột chống đỡ trời.
+ Nhân vật thần thoại: Thần Trụ trời có tầm vóc khổng lồ, sức mạnh phi thường
Câu 3: Tóm tắt quá trình tạo nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời. Từ đó hãy nhận xét về đặc điểm của nhân vật này
Trả lời:
Tóm tắt: Thần Trụ trời là vị thần xuất hiện trong đống hỗn mang của trời đất. Thần đã dùng sức mạnh phi thường của mình để đào đất, đập đá làm thành một cột cao chống trời. Khi hoàn thành cột chống, trời đất đã phân định ranh giới, thần phá cột, đất đát văng tung toé tạo thành gò đống, núi non, ao hổ, biển cả.
- Nhận xét: Vị thần Trụ trời là thần tối cao, khai sinh ra trời và đất, cũng là người có sức mạnh phi thường ứng với những việc làm phi thường của đấng tạo hoá.
Câu 4: Nêu nội dung bao quát của truyện Thần Trụ trời
Trả lời:
Truyện Thần Trụ trời kể về quá trình thần Trụ trời dùng sức mạnh phi thường của mình để tạo nên một cột chống trời giúp phân định ranh giới trời và đất, cũng từ đấy mà hình thành nên các hiện tượng nhiên nhiên: gò đống, núi nao, biển cả..
Câu 5: Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao?
Trả lời:
Để lý giải cho các hiện tượng thiên nhiên, sự sống con người, người xưa thường dùng trí tưởng tượng của mình tạo nên những câu chuyện thần thoại với các yếu tố ly kì, hấp dẫn. Điều đó thể hiện khát vọng muốn được hiểu biết, chinh phục thiên nhiên và ước mơ cuộc sống hạnh phúc.
Ngày nay khi khoa học phát triển, con người hiện đại đã tìm ra sự khởi nguồn của sự sống qua những bằng chứng khoa học nên cách giải thích ấy không còn phù hợp, đặc biệt là khi nó đi ngược lại với tư duy biện chứng của con người. Chỉ có con người mới làm chủ thế giới.
Câu 6: Cách hình dung và miêu tả đất trời trong câu:”đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp..” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn gợi nhớ đến truyền thuyết nào của người dân Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết đấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm
Trả lời: Cách hình dung và miêu tả trong câu văn gợi cho em liên tưởng đến truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày
Tóm tắt truyện:
Hùng Vương thứ sáu về già muốn truyền ngôi cho các con. Nhà vua ra lệnh cho các con tìm được lễ vật cúng Tiên Vương phù hợp sẽ truyền ngôi cho. Các hoàng tử khác đều tìm được món ngon, quý, riêng Lang Liêu -mất mẹ, không được vua yêu, sống thanh bần chẳng biết lấy gì để dâng vua. Một đêm, chàng được thần báo mộng rằng không có gì quý hơn hạt gạo nên chàng đã lấy gạo nếp và đỗ xanh, thịt lợn làm ra hai loại bánh. Bánh hình vuông bên ngoài là gạo nếp, bên trong thịt, đỗ. Bánh hình tròn làm từ bột nếp. Vua rất hài lòng với mâm bánh của Lang Liêu, bèn đặt tên bánh hình vuông là bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh tròn là bánh giầy tượng trưng cho trời. Vua dùng bánh của Lang Liêu để lễ Trời, Đất và Tiên Vương. Lang Liêu được lên làm vua. Kể từ đó, nhân dân ta có truyền thống làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết.
Điểm tương đồng:
Trong truyện Thần Trụ trời cách hình dung về mặt đất là “đất phẳng như cái mâm vuông” – có hình vuông giống như cách vua Hùng chọn bánh chưng hình vuông tượng trưng cho mặt đất. “Vòm trời như cái bát úp” – vòm trời tròn tương tự như cách nhà vua gọi bánh hình tròn là bánh giầy tượng trưng cho trời.