ÔN TẬP
Câu 1: Hãy tóm tắt thật ngắn gọn nội dung chính của mỗi văn bản sử thi đã đọc theo mẫu dưới đây
TT | Văn bản | Nội dung chính |
1 | Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)
|
Kể về trận chiến quyết liệt của Đăm Săn và Mtao Mxây cùng chiến thắng vang dội khi Đăm Săn cứu được vợ, đem về nhiều của cải, mở tiệc ăn mừng linh đình. Qua đó thấy được vẻ đẹp phẩm chất người anh hùng sử thi |
2 | Gặp Ka-ríp và Xi-la (Trích sử thi Ô-đi-xê)
|
Hành trình Ô-đi-xê cùng bạn hữu của mình vượt biển trở lại quê nhà phải trải qua cửa ải của các nàng xi – ren và bọn quái thú Ka-ríp và Xi-la để thấy được phẩm chất người anh hùng trong sử thi Hy Lạp. |
3 | Đăm Săn đi chính phục nữ thần Mặt trời
|
Kể về hành trình đầy nguy hiểm, khó khăn của Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời. |
Câu 2: Ô-đi-xê trong đoạn trích Gặp Ka-ríp và Xi-la và Đăm Săn trong Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây đã thể hiện những đặc điểm nào của nhân vật anh hùng trong sử thi ?
Gợi ý trả lời:
Đặc điểm | Đăm Săn | Ô – đi – xê |
Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường | “Sức chàng ngang sức voi đực”. “Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô”. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây, chòi lẫm đổ lăn. Cây cối chết rụi… Sức mạnh cường tráng của Đăm Săn trong trận đấu với kẻ thù để giành lại vợ, bảo vệ buôn làng. | Chàng dùng sáp nhét vào tai thuỷ thủ để họ không nghe tiếng hát của nàng Xi – ren. Còn bản thân mình thì căn dặn các bạn phải trói chặt nếu có ra lệnh mở trói thì hãy trói thêm => Thể hiện sự thông minh, bản lĩnh kiên định trước mọi cám dỗ.
|
Luôn sẵn sàng đối mặt với những thách thức, hiểm nguy
|
Trong trận chiến cùng Mtao Mxây, Đăm Săn nhiều lần gặp nguy hiểm khi đuối sức vừa chạy vừa ngủ mơ, đâm vào đối phương nhưng không thể thủng. Chàng đã cố gắng đến cùng để vượt qua tình thế khó khăn mà chiến thắng vẻ vang. | Lúc xuất hiện những dấu hiệu của nguy hiểm từ biển, các thuỷ thủ lo sợ buông mái chèo. Ô – đi – xê vẫn giữ bình tĩnh dùng những lời ngọt dịu để động viên họ. Cái khéo của chàng là dùng chiến công của quá khứ họ đã vượt qua tên Xi – clôp để nhắc nhở mọi người vững lòng tin ở sức mạnh bản thân.
|
Lập nên những kì tích, uy danh lẫy lừng
|
Đăm Săn đã chiến thắng Mtao Mxây, tạo nên danh tiếng tù trưởng hùng mạnh, được mọi người gần xa kính nể, nhân dân tôn thờ. | Ô – đi- xê cùng các bạn mình đã vượt qua sự cám dỗ của nàng Xi – ren. |
Câu 3: So sánh tác dụng của việc sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất trong Gặp Ka-ríp và Xi-la và người kể chuyện ngôi thứ ba trong Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây.
Gợi ý trả lời:
- Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất theo lời của nhân vật chính cũng là Ô- đi- xê giúp câu chuyện trở nên sinh động, chân thực thông qua cảm nhận, trải nghiệm của chính nhân vật. Đây cũng là mảnh đất để Ô – đi- xê thể hiện suy nghĩ có chiều sâu đồng thời nhân vật chính trong câu chuyện hiện gần gũi hơn với người đọc.
- Trong đoạn trích Đăm Săn chiến thắng Mtao- Mxây ngôi kể thứ ba được sử dụng mang tính khách quan, tạo lòng tin cho mọi người. Điểm nhìn này cũng giúp câu chuyện hiện ra trên nhiều góc độ. Thể hiện cách đánh giá về hình mẫu một vị anh hùng của nhân dân.
Câu 4: Bạn rút ra được những lưu ý gì về cách trình bày ý kiến (viết và nói) về một vấn đề xã hội?
Gợi ý trả lời: Khi viết và nói về một vấn đề xã hội, cần quan tâm đến những điều sau:
- Tìm hiểu vấn đề được nói đến, nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía, tôn trọng ý kiến mọi người, giữ được quan điểm cá nhân.
- Xây dựng các ý dựa trên bố cục, trình tự rõ ràng, hợp lý
- Khi viết và nói cần chú ý đền tính mạch lạc, liên kết của các câu, các đoạn trong bài.
- Với bài nói cần bổ sung những lời dẫn dắt, giới thiệu, xưng hô cho phù hợp hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp.
Câu 5: Theo bạn, sức sống của một cộng đồng được nuôi dưỡng từ đâu?
Gợi ý trả lời: Theo em, sức sống cộng đồng được nuôi dưỡng từ truyền thống văn hoá cộng đồng thông qua những nếp sống, nếp nghĩ, cách làm, phong tục, tập quán mà ông cha ta đã truyền lại cho bao thế hệ. Sức sống cộng đồng trở nên bất tử trong các thể loại văn học dân gian như thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ca dao…ở đó ta thấy được vẻ đẹp của con người, mơ ước, khát vọng của người xưa về những giá trị tinh thần cần có ở bất cứ thời đại nào. Sức sống cộng đồng còn được nuôi dưỡng từ tiếng nói, chữ viết dân tộc mình và bằng cả quá trình lao động xây dựng quê hương.