ÔN TẬP
Câu 1: Học sinh chọn và thực hiện một trong hai câu dưới đây:
a. Nêu những điểm nổi bật của chèo cổ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):
Văn bản
|
Xung đột chính trong cốt truyện
|
Đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật
|
Diễn biến tâm lí nhân vật
|
Đặc điểm tính cách nhân vật
|
1. Thị Mầu lên chùa
|
Xung đột trong nét tính cách trái ngược nhau của hai nhân vật
Sự nhầm lẫn của Thị Mầu khi nghĩ Kính Tâm là trai, nỗi khổ tâm của Thị Kính không thể bày tỏ. |
Thị Kính: lời lẽ, cử chỉ e dè, giữ kẻ, kín đáo, dịu dàng
Thị Mầu: lời nói táo bạo, suồng sã, cử chỉ lắng lơ |
Thị Kính: Từ bình tâm đến lo sợ, hốt hoảng, tránh né
Thị Mầu: háo hức, vui vẻ đến say mê, thích thú, cuối cùng là quyết tâm với Kính Tâm |
Thị Kính: dịu dàng, hiền thục, vẻ đẹp của người phụ nữ phong kiến
Thị Mầu: táo bạo, cảm tính, phóng túng, đi ngược lại nét đẹp truyền thống |
2. Xã trưởng – mẹ Đốp
|
Xung đột về tính cách của Xã Trưởng kêu căng, coi thường kẻ thếp kém và mẹ Đốp ma mảnh, thích chơi xỏ, châm chọc Xã Trưởng, đề cao nghề mõ. | Xã Trưởng: ngôn ngữ sỗ sàng, kiêu ngạo, hống hách, hà hiếp, coi thường kẻ khác
Mẹ Đốp: lanh lợi, vui vẻ, khéo léo
|
Xã Trưởng ban đầu ngạo nghễ, tự kiêu, dần bị mẹ Đốp hạ bệ, xỏ mũi lộ ra bộ mặt lố bịch
Mẹ Đốp lúc nào cũng giữ tâm lý ôn hoà, mềm mỏng nhưng sắc sảo. |
Xã Trưởng: Kiêu căng, hách dịch, ngu dốt
Mẹ Đốp: thông minh, lanh lẹ |
b. Nêu những điểm nổi bật của tuồng đồ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):
Văn bản
|
Mâu thuẫn, xung đột chính trong cốt truyện | Đặc điểm, tính cách của các nhân vật
|
Cách thể hiện tính cảm, cảm xúc của tác giả
|
Cảm hứng chủ đạo
|
1. Huyện Trìa xử án
|
Xoay quanh sự việc Trùm Sò mất đồ báo án nhưng không thể đòi lại công bằng vị Huyện Trìa say mê sắc Thị Hến. | Huyện Trìa : kiêu căng, tham lam, sợ vợ
Đề Hầu: ăn nói xằng bậy, mách lẻo Thị Hến: dẻo miệng, khôn lanh
|
Thể hiện qua cách xây dựng hình ảnh, ngôn ngữ trong đoạn thoại của nhân vật | Đả kích, phê phán sự cái xấu trong đời sống do các tên quan tham, háo sắc gây nên |
2.Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu
|
Xung đột của ba kẻ háo sắc, tham lam nhưng lố bịch ai cũng giỏi mồm chinh phục người đẹp nhưng cuối cùng lại nhận lấy xấu hổ về mình | Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu: háo sắc, hèn nhát
Thị Hến: thông minh, sắc sảo, biết giữ phẩm giá tiết hạnh |
Biểu thị qua ngôn ngữ, tình huống chế giễu các nhân vật Thầy Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hầu | Phê phán, đả kích những kẻ có quyền, có danh trong xã hội bề ngoài đường hoàng nhưng bên trong hèn nhát, háo sắc |
Câu 2: Khi viết một văn bản nội quy hoặc hướng dẫn ở nơi công cộng, cần lưu ý những điểm nào? Vì sao?
Gợi ý trả lời: Khi viết một văn bản nội quy hoặc hướng dẫn nơi công cộng cần lưu ý:
- Xây dựng bố cục rõ ràng với ba phần: tiêu đề, nội dung chính và lưu ý hoặc liên hệ ở cuối
- Trình bày mạch lạc, mỗi đề mục đánh số hoặc ký hiệu nhấn mạnh
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, ký hiệu rõ nét, dễ nhìn, dễ hiểu
- Ngôn ngữ viết ngắn gọn, khoa học, không dùng từ địa phương, đa nghĩa
- Có địa chỉ liên hệ
Câu 3: Nêu một số điểm khác biệt đáng lưu ý giữa việc viết một bản nội quy và viết một bản hướng dẫn nơi công cộng?
Gợi ý trả lời:
- Với văn bản nội quy thông thường sẽ có bố cục, cấu trúc và cách viết thống nhất bao gồm: Phần mở đầu (tên nội quy), phần chính (các quy định được đưa vào đề mục đánh số thứ tự) và phần kết (địa chỉ liên hệ)
- Văn bản hướng dẫn sử dụng nhiều các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, ký hiệu.
Câu 4: Theo bạn, việc phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại có ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý trả lời: Việc phát huy các giá trị truyền thống trong đời sống đương đại là trách nhiệm của thế hệ sau giữ gìn, bảo tồn những gì người đi trước đã cố công xây dựng, bảo vệ. Đó chính là thái độ sống ân nghĩa, thuỷ chung. Giữ gìn nét đẹp văn hoá, nghệ thuật là cách tốt nhất để chúng ta giữ gìn hồn cốt, cội nguồn ông cha, hoà nhập nhưng không hoà tan, tạo nên hình ảnh Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc khi hội nhập cùng thế giới.