ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
LỜI MÁ NĂM XƯA
(Trần Bảo Định)
Đọc văn bản
Sau khi đọc
Câu 1: Tìm những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại ”câu chuyện cũ” và cho biết nội dung bao quát toàn văn bản
Gợi ý trả lời: Những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi:
- ”Tôi hối hận và bối rối”
- ”Tôi tần ngần nhìn bầu trời xanh và ngẫm nghĩ…”
- ”Tôi không thể nào quên câu nói của má”
- ”Tận đáy lòng, tôi không thể rứt ra được sự hối hận và bối rối..”
Nội dung bao quát: Tác giả kể về lời má dặn năm xưa, lồng vào đó là một câu chuyện tình thương của con người với động vật, giá trị của những sự sống.
Câu 2: Theo bạn, trong câu chuyện trên, ai thực sự là người đã cứu sống chim thằng chài? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Gợi ý trả lời: Người thực sự cứu sống chim chài chính là má của nhân vật tôi. Người má này đã ngăn chặn con kịp thời khi nhân vật tôi bắn thằng chài bằng câu nói: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” Má bảo “tôi” ra bến sông vớt nó lên. Nhân vật má đã thức tỉnh sự nghịch ngợm, trẻ dại của “tôi” để tôi tự giác cứu thằng chài và chăm sóc nó.
Câu 3: Việc lặp lại câu nói của người má:”Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” có ý nghĩa gì?
Gợi ý trả lời: Việc lặp lại câu nói của người má tô đậm chủ đề của câu chuyện. Mỗi loài vật đều có sự sống, con người cần có thái độ bảo vệ, thương yêu chúng. Câu nói này cũng là ký ức sâu đậm mà nhân vật tôi không thể quên được. Đó là bài học đầu đời, bài học lớn theo nhân vật tôi suốt cuộc đời.
Câu 4: Từ nội dung ” câu chuyện cũ” của nhân vật ”tôi”, bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, loài vật?
Gợi ý trả lời: Cuộc sống của con người bắt đầu từ thiên nhiên, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Dù con người có làm chủ thiên nhiên nhưng thái độ sống của con người với thiên nhiên sẽ quyết định tương lai, chất lượng cuộc sống. Con người nên xem thiên nhiên là bạn, là đối tác để cùng nhau phát triển.