GIANG
Bảo Ninh
Trước khi đọc
Hãy kể tên một số tác phẩm (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết,…) viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX và chia sẻ cảm nghĩ của bạn về một trong những tác phẩm ấy.
Gợi ý trả lời: Một số tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:
- Đồng Chí: thơ của Chính Hữu sáng tác năm 1948
- Làng: truyện ngắn của Kim Lân sáng tác năm 1948
- Chiếc lược ngà: truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, năm 1966
- Hòn đất: tiểu thuyết của Anh Đức, năm 1965
- Gia đình má bảy: tiểu thuyết của Phan Tứ, năm 1968
- Cảm nhận về truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Truyện ngắn Chiếc lược ngà là một câu chuyện đau thương của chiến tranh mà bối cảnh là vùng đất Nam Bộ với những con người anh dũng. Một người cha 7, 8 năm trời mới gặp lại con nhưng vì vết sẹo do chiến tranh để lại mà con không nhận ra cha. Đến khi bé Thu hiểu được cớ sự thì ông Sáu cũng lên đường. Chiến tranh chưa bao giờ hết đem mất mát cho con người. Chiến tranh chia cắt tình phụ tử thiêng liêng cũng nó tạo nên cảnh tình day dứt khi lời hứa duy nhất của người cha cũng không thể nào thực hiện. Chiếc lược nhà như một biểu tượng của tình phụ tử, như vẻ đẹp ngời sáng của tình người, thái độ sống quên mình vì nghĩa lớn của nhân dân Nam Bộ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Đọc văn bản
3: Đây có phải là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” nảy nở?
Gợi ý trả lời: Hoàn cảnh của câu chuyện rất phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến của Giang và “tôi” này nở. Giữa đêm lạnh buốt, vắng vẻ, con đường thì quanh co, gấp khúc, chỉ có một đôi trai gái trẻ trên chiếc xe đạp, hoàn cảnh gặp gỡ lại quá bất ngờ, xúc động, dễ khiến người ta gần nhau hơn, cảm mến nhau.
- Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này có gì khác so với lần trước?
Gợi ý trả lời: So với lần gặp gỡ trước, lần này lời nói của bố Giang tỏ ra thân thiết với thái độ vui mừng, quý mến, chân tình như gặp lại một người thân quen ở chiến trường.
- Hai đoạn văn này là lời của ai nói với ai?
Gợi ý trả lời: Đây là lời của nhân vật tôi nói với chính mình và người đọc, người nghe.
Sau khi đọc
Câu 1. Chỉ ra một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời kể của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản trên.
Gợi ý trả lời: Đoạn văn có sự đan xen giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật:
(Lời người kể chuyện in nghiêng còn lại là lời nhân vật)
Ngây ra, tôi đứng yên, sững lặng cảm nhận cái ân tình hồn nhiên và bất ngờ ấy. Rất lâu, hai đứa chẳng nói gì, cô gái lặng lẽ gột rửa cho tôi, tôi thì bất động. Cô cọ kỹ cho tôi cả đôi dép đúc.
– Tươm rồi đấy, anh – Cô gái nói trong bóng tối.
– Cám ơn nhé, Nhật Giang!
Cô gái trở lại với nỗi ngạc nhiên:
– Ô kìa. Ừ nhỉ, sao anh biết tên em?
Tôi cười, không đáp
– À, em biết rồi. Anh tọa độ chứ gì mà. Các anh bộ đội chuyên thế. Cứ gọi: Lan, Hằng, Liên, Oanh thế nào cũng trúng, chứ gì?
Câu 2. Liệt kê những cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản. Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy cách đối xử của con người với nhau, nhất là với những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh như thế nào?
Gợi ý trả lời: Những cuộc gặp gỡ trong văn bản:
- Cuộc gặp gỡ giữa Giang và “tôi” ở giếng nước
- Tình cảm con người trong chiến tranh: Giang tin yêu, sẵn sàng giúp đỡ, nồng hậu, cởi mở, dễ cảm thông. “Tôi” nhanh nhẹn, hóm hỉnh, chân thành
- Cuộc gặp gỡ giữa “tôi” và bố Giang ở nhà Giang
- Người bố giữ tác phong của một chỉ huy cảnh giác, e dè, kỷ luật, “tôi” e dè với cấp trên nhưng vẫn nghiêm túc.
- Cuộc gặp gỡ giữa Giang, “tôi” và bố Giang
- Bố Giang hiểu được hoàn cảnh câu chuyện từ lời Giang nên tin cậy, cởi mở hơn, cư xử vừa có tình vừa đúng mực của một cấp trên. Giang đối với “tôi” ân cần, chân thành. Tình cảm giữa họ giản dị nhưng ấm áp.
- Cuộc gặp gỡ giữa “Tôi” và bố Giang ở chiến trường: Gặp lại nhau trong niềm vui, sự kính trọng của người lính trẻ với cấp trên và thái độ thân tình, yêu mến của cấp trên dành cho người quen biết. Thấp thoáng tình cảm sâu nặng của con người với nhau trong chiến tranh dù chỉ từ những gặp gỡ tình cờ.
Câu 3. Đặc điểm, tính cách của một nhân vật trong truyện thường được thể hiện qua các hành vi, lời nói của nhân vật ấy trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với một hay một số điểm nhìn nhất định (của người kể chuyện, của chính nhân vật hoặc của một nhân vật khác,…). Hãy phân tích tính cách của nhân vật Giang theo gợi ý trong bảng dưới đây (làm vào vở):
Hình ảnh của Giang (1)
|
Qua điểm nhìn (2)
|
Nét tính cách nổi bật (3)
|
Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh.
|
Điểm nhìn của nhân vật “tôi”.
|
Tin người, trong trẻo, hồn nhiên sẵn lòng giúp đỡ người khác |
Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang.
|
Điểm nhìn của nhân vật “tôi”.
|
Thông minh, nhanh nhạy, chu đáo, đảm đang, kính trọng nhưng không sợ hãi với bố |
Tại chiến trường qua lời của bố Giang.
|
Điểm nhìn của bố Giang.
|
Thuỷ chung, tình cảm sâu sắc, luôn nhắc đến nhân vật “tôi” |
Câu 4. Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm.
Gợi ý trả lời:
- Trong văn bản ngôi kể được lựa chọn là ngôi thứ nhất (nhân vật xưng tôi và kể lại câu chuyện có sự tham gia của bản thân) ngôi kể này tạo cảm giác chân thành, tin cậy vì người kể chuyện cũng là người trong cuộc. Ngôi kể này giúp nhân vật kể bộc lộ tâm sự, tình cảm, những cảm giác rung động đầu đời, nỗi xót xa, trăn trở về tình yêu, con người trong cuộc chiến.
- Điểm nhìn của tác phẩm có: điểm nhìn nhân vật tôi, điểm nhìn của Giang và điểm nhìn của bố Giang, trong đó điểm nhìn của nhân vật tôi là quan trọng nhất. Việc kể chuyện qua nhiều điểm nhìn sẽ giúp tác phẩm hiện lên nhiều khía cạnh, đầy đủ, sâu sắc hơn.
Câu 5. Xác định chủ đề của tác phẩm và cho biết dựa vào đâu để bạn xác định như vậy.
Gợi ý trả lời:
- Chủ đề chính của truyện là cuộc gặp gỡ tình cờ nhiều cảm xúc của người lính trẻ và một cô gái Hà Nội. Đồng thời truyện còn là tiếng nói phản ánh những nỗi đau mất mát mà chiến tranh đã gieo vào cuộc sống, tình yêu, niềm hi vọng của con người.
- Xác định chủ đề qua tên truyện, nhân vật quan trọng, mấu chốt của tình cảm, cảm xúc. Thông qua lời thoại, hành động của các nhân vật và dòng suy nghĩ của nhân vật tôi cuối truyện: “Chiến tranh, đời lính, tuổi trẻ, mọi sự là như thế, chỉ thế thôi, thoảng nhanh. Thoảng nhanh nhưng không tắt lị Chỉ thế thôi nhưng để rồi sau này cứ nhớ mãi. Trở thành nỗi đau. Những nỗi đau mất mát âm thầm”.
Câu 6. Theo bạn, tư tưởng của tác phẩm Giang là gì? Hai đoạn văn cuối có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm?
Gợi ý trả lời: Tư tưởng trong tác phẩm là viết về những nỗi đau mà chiến tranh đem đến cho con người. Có những nỗi đau có tên nhưng cũng có những nỗi buồn không tên. Nó tưởng chừng chỉ mơ hồ, thoáng qua nhưng lại lấy đi ở con người cả thanh xuân, tuổi trẻ và tình yêu. Bên cạnh nỗi buồn, con người thời chiến không phải lúc nào cũng hiện ra gan góc, anh hùng mà lại rất đời thường, bình dị. Dẫu có thế nào họ vẫn dành cho nhau tình cảm chân thành, cởi mở, nghĩa tình.
Hai đoạn văn cuối chính là dòng suy nghĩ của nhân vật tôi đúc kết, chiêm nghiệm và mở ra suy tưởng mang tính khái quát.
Câu 7. Xung quanh việc Giang đột nhiên nhận “anh bộ đội” mới gặp lần đầu là bạn học của cô và “phịa” ra cái tên Hùng để giới thiệu anh với bố của mình, sau đó lại dùng xe đạp của bố để đưa anh về đơn vị,… có những ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng Giang xử sự như thế là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể; một số khác lại phủ nhận điều đó. Hãy cho biết ý kiến của bạn.
Gợi ý trả lời: Theo em, Giang xử sự như thế là phù hợp với tình huống. Bởi vì ở Giang chúng ta nhận ra một cô gái trẻ nhiệt huyết và trong sáng. Khi gặp được người cần giúp đỡ cô sẽ sẵn sàng, và cũng để giúp anh lính khỏi rắc rối, Giang nói dối bố mình về cái tên Hùng cũng là điều dễ hiểu. Khi đã xem nhau là bạn bè thì việc đưa anh ấy về đơn vị để kịp giờ cũng là đương nhiên. Mặc dù chúng ta thấy với lần gặp gỡ đầu tiên mà Giang đã có cách ứng xử như thế có vẻ vội vàng, dễ tin người nhưng thực ra trong hoàn cảnh ấy, Giang nhận ra nhân vật tôi là người lính vẫn còn quân phục trên người lại cư xử đúng mực, vui tính nên thiện cảm ngay là điều dễ hiểu. Cách cư xử ấy cũng xuất phát từ sự ngưỡng mộ, kính yêu của mọi người với những người lính trẻ trong giai đoạn ấy.
* Bài tập sáng tạo: Giả sử sau ba mươi năm, “anh bộ đội” năm xưa và Giang tình cờ gặp lại nhau, câu chuyện giữa hai người cần được kể thêm một đoạn. Nếu được tác giả úy quyền, bạn sẽ viết tiếp câu chuyện như thế nào? Bạn có thể triển khai ý tưởng bằng nhiều hình thức dưới dạng một tranh vẽ, một bài thơ, một đoạn văn tự sự,…
Gợi ý trả lời:
Ba mươi năm
Nửa cuộc đời trôi mất
Hình bóng năm nào ngỡ thành ký ức
Ai ngờ sống lại một ngày đông.
Có phải em tên của những dòng sông
Chảy qua kẻ tay, cuộn trong nỗi nhớ
Em sững sờ, tôi chôn chân đó
Xung quanh là giông tố nổi lên rồi.
Em thờ làm gì, nhớ chi nữa Giang ơi!
Đứng trước mặt em không phải Hùng năm cũ
Anh vẫn thương, nhưng nhớ thương chưa đủ
Chở che em, bàn tay nữa đâu còn!
Khóc làm gì, lòng anh cũng héo hon
Trách ai đây, chuyện ba mươi năm lẻ
Chiến tranh qua đi, hết rồi tuổi trẻ
Chỉ còn cho em thân xác hao mòn.