ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
DƯỚI BÓNG HOÀNG LAN
(Thạch Lam)
Sau khi đọc
Câu 1. Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt,…? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn?
Gợi ý trả lời: Điều đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt khi bước vào ngôi nhà bà đó là
- Sự yên tĩnh, trầm lắng của không gian được tạo nên bởi khu vườn xanh mát, ngôi nhà cổ với sân gạch và những lối rêu phong “yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn áo ngoài kia đều ngừng lại trê bậc cửa”, “sự yên lặng trầm tịch đến nỗi Thanh trở nên nghẹn họng”.
- Thanh được gặp bà, người bà tóc bạc chống gậy trúc như một bà tiên từ cổ tích, miệng nhai trầu, mắt hiền từ, luôn che chở, yêu thươn Thanh như hồi Thanh con bé.
- Ký ức ùa về với Thanh khi mọi đồ đạc trong nhã vẫn nguyên vẹn năm xưa “trường kỷ, ngọn đèn con, cái điếu cũ kỹ..”
- Thanh tìm lại khoảng trời bình yên bên gốc hoàng lan cũng mùi hương thoang thoảng trên mái tóc cô em hàng xóm.
- Tình cảm đẹp, sự đợi chờ thuỷ chung của cô hàng xóm làm tâm hồn thanh dịu ngọt “có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây”.
Câu 2. Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
Gợi ý trả lời:
Hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại:
– “Tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng. Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ”
– ” Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Đã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ chàng hãy con”.
– “Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó..”
* Ý nghĩa của sự đan xen: Thuận theo mạch cảm xúc tự nhiên của nhân vật đó là dòng hồi tưởng giữa quá khứ và hiện tại để thấy được tính cảm, thái độ trân trọng, sự thuỷ chung với ký ức, sự nâng niu kỷ niệm của nhân vật.
Câu 3. Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
Gợi ý trả lời: Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh:
- Thanh từng chơi cùng con mèo già
- Được bà che chở cho như ngày còn bé
- Cảnh trên trường kỉ, ngọn đèn con và cái điếu cũ kĩ; Con mèo già tròn mình nằm bên cạnh, mắt lim dim trong sự bình yên và nhàn nhã. Thanh trông thấy cảnh ấy nhiều lần.
- Thanh chơi dưới gốc cây hoàng lan và nhặt hoa.
- Thanh chơi cùng Nga trong vườn, cùng nhặt hoa.
- Những kỷ niệm ấy gợi lên trong lòng Thanh cảm xúc bình yên, gần gũi, tâm hồn như được thanh lọc, quên mất những ồn ào, bộn bề của bên ngoài. Khoảnh khắc này Thanh như sống trong thế giới của tình thương, sự rung động nhè nhàng mà sâu lắng.
- Thanh là một chàng trai nhẹ nhàng, tình cảm, biết trân trọng ký ức tươi đẹp tuổi thơ, là người hiếu thảo, chu đáo, nhạy cảm.
Câu 4. Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
Gợi ý trả lời:
Tình cảm của Thanh và Nga là một tình cảm đẹp, trong sáng bắt đầu từ sự gần gũi, thân quen từ khi còn bé, có cùng với nhau biết bao kỷ niệm. Tình cảm này dẫu không ồn ào, nhưng lắng sâu, bền chặt và trong ấy có cả sự thuỷ chung, chẳng ai hứa hẹn, tỏ bày nhưng lại hiểu rõ về nhau, trân trọng nhau.
Những chi tiết thể hiện điều đó:
- Thanh và Nga cùng chơi với nhau từ nhỏ đến lớn, có rất nhiều kỉ niệm chung cùng nhau.
- Khi nghe thấy tiếng ai giống tiếng Nga, Thanh đang nằm trong nhà liền chạy ra gặp.
- Khi cả hai ra thăm vườn trong vườn, Nga thổ lộ: “Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá”.
- Cả hai đều nhìn nhau e thẹn.
- Khi tiễn Nga về, Thanh cầm lấy tay Nga, Nga cũng để yên một lúc. Thanh cảm nhận được có gì dịu ngọt khiến chàng vươn vấn.
- Thanh hiểu rõ rằng Nga vẫn sẽ ở đó và nhớ mong chàng như ngày trước.
Câu 5. Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện này?
Gợi ý trả lời: Sau khi đọc xong truyện, tôi hiểu thêm về câu nói đi để trở về có nghĩa là sự trở về của tâm hồn, tình cảm. Có những chuyến đi không làm cho người ta thêm xa cách mà khiến cho người ta biết trân trọng, yêu thương nhau hơn. Đi xa để thấy lòng mình khát khao được trở về quê nhà, chốn bình yên thuở bé mang nhiều ký ức ngọt ngào. Không đâu bằng chốn bình yên nơi quê nhà, nơi có góc vườn, những người thân, mọi vật đều mang hình hài kỉ niệm. Nơi ấy chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn ta khôn lớn, giúp ta đứng vững chãi hơn trên bước đường đời.