Học Văn Cùng Cô Quyền Trang
  • Trang chủ
  • Văn Mẫu
    • Văn Mẫu Lớp 12
    • Văn Mẫu Lớp 11
    • Văn Mẫu Lớp 10
    • Văn Mẫu Lớp 9
    • Văn Mẫu Lớp 8
    • Văn Mẫu Lớp 7
    • Văn Mẫu Lớp 6
  • Soạn Văn
    • Soạn Văn Lớp 12
    • Soạn Văn Lớp 11
    • Soạn Văn Lớp 10
    • Soạn Văn Lớp 9
    • Soạn Văn Lớp 8
    • Soạn Văn Lớp 7
    • Soạn Văn Lớp 6
  • Kênh Youtube
No Result
View All Result
Học Văn Cùng Cô Quyền Trang
No Result
View All Result
Home Soạn Văn Soạn Văn Lớp 10 Chân trời sáng tạo - tập 2

Soạn bài Dục Thuý sơn – Chân trời sáng tạo

Hồ Quyền Trang by Hồ Quyền Trang
in Chân trời sáng tạo - tập 2, Soạn Văn

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI VÀ TÁC GIẢ

Văn bản đọc mở rộng 1

DỤC THUÝ SƠN

Nguyễn Trãi

Hướng dẫn đọc

  1. Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ.

Gợi ý trả lời:

  • Núi Dục Thuý được miêu tả như tiên cảnh chốn trần gian, có vẻ đẹp diễm lệ, thoát tục
  • Ở hai câu thực, núi Dục Thuý được khắc hoạ bằng phép liên tưởng trong cái nhìn từ hai góc độ đối xứng nhau. Núi Dục Thuý như đoá hoa sen từ dưới nổi lên “liên hoa phù thuỷ thượng”, như cảnh tiên từ trên trời sa xuống “tiên cảnh truỵ nhân gian”. Phép đối này tạo một sự kỳ vĩ, mở khung cảnh núi non ra rộng hơn, tráng lệ hơn.

 

  1. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận? Những hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” có tác dụng biểu cảm ra sao?

Gợi ý trả lời:

Trong hai câu luận, tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá kết hợp so sánh: Tháp Linh Tế trên núi Dục Thuý in bóng xuống nước như cây trâm ngọc cài vào mái tóc cô gái. Sóng nước trong sáng như soi mái tóc vào tấm gương lớn.

  • Hình ảnh “trâm thanh ngọc” và “kính thuý hoàn” tạo cho cảnh vật có chiều sâu, mang linh hồn của một thiếu nữ xinh tươi, yểu điệu, cũng là bộc lộ được niềm say mê, hứng thú trước vẻ đẹp mà tạo hoá đã ban tặng.
  1. Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo? Điều này có ý nghĩa gì?

Gợi ý trả lời:

  • Mạch cảm xúc của bài thơ theo trình tự bố cục đề, thực, luận, kết. Tác giả cảm nhận cảnh vật từ xa, bao quát đến gần. Từ cảm nhận thiên nhiên đến nỗi hoài niệm về người xưa. Nhìn tháp Linh Tế nhớ đến bài văn khắc trên bia của Trương Hán Siêu. Tự hào về tài hoa của người xưa cũng là thương cảm bồi hồi trước hiện tại thời gian đã làm mờ phai dấu tích.
  • Hai câu cuối tác giả nhắc đến Trương Thiếu Bảo vì nơi này vẫn còn lưu lại bút kí của người xưa, tức cảnh sinh thành, cảnh vật có hữu tình có linh hồn cũng vì thấm tình cảm của con người. Nỗi niềm hoài cổ thường gặp trong thơ, nhất là với nhà thơ ưu thời, mẫn thế luôn đau đáu trước sự thay đổi của thế thái nhân tình như Nguyễn Trãi thì nỗi nhớ tiếc người xưa là điều rất tự nhiên, ấy cũng là đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
  1. Hình ảnh nào trong bài thơ để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc nhất?

Gợi ý trả lời: Hình ảnh cuối bài “Hữu hoài Trường Thiếu bảo/ bi khắc tiển hoa ban” (Nhớ xưa Trương Thiếu bảo/ bia khắc dấu rêu hoen). Đây chính là hai câu đúc kết cảm xúc của nhà thơ đi từ cảm nhận cảnh đẹp núi Dục Thuý đến tâm trạng luyến thương, tiếc nuối khi nghĩ đến cảnh cũ, người xưa. Câu thơ gợi cho người đọc một sự chiêm nghiệm về lẽ đời với những được mất, sự phôi pha khi đời người hữu hạn, tài hoa cũng chỉ được một thời rồi cũng sẽ bị thời gian cho vào rêu phong, còn chăng chỉ là chút niềm thương cảm của hậu thế.

ShareTweetShare

Related Posts

Soạn bài Ôn tập cuối kì II – Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP CUỐI KÌ II Câu 1. Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu...

Soạn bài Ôn tập trang 113 – Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP Câu 1. Xác định luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, mục đích và quan...

Soạn bài Thuyết trình về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay

NÓI VÀ NGHE THUYẾT TRÌNH VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI CÓ SỬ DỤNG KẾT...

Soạn bài Viết bài luận về bản thân – Chân trời sáng tạo

VIẾT VIẾT BÀI LUẬN VỀ BẢN THÂN Đọc ngữ liệu tham khảo Đối chiếu ngữ...

Soạn bài Tôi có một giấc mơ – Chân trời sáng tạo

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI TÔI CÓ MỘT GIẤC MƠ Mac – tin Lu...

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 100 – Chân trời sáng tạo

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Câu 1. Chỉ ra và nêu cách sửa lỗi không tách đoạn...

Load More

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

No Result
View All Result

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Kể (trải nghiệm) về việc tốt em đã làm – Văn Mẫu lớp 6 (hoặc lớp 8)

Soạn bài Ôn tập cuối kì II – Chân trời sáng tạo

Soạn bài Ôn tập trang 113 – Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thuyết trình về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay

Soạn bài Viết bài luận về bản thân – Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tôi có một giấc mơ – Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 100 – Chân trời sáng tạo

Soạn bài Đất nước – Chân trời sáng tạo

DMCA.com Protection Status
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Văn Mẫu
    • Văn Mẫu Lớp 12
    • Văn Mẫu Lớp 11
    • Văn Mẫu Lớp 10
    • Văn Mẫu Lớp 9
    • Văn Mẫu Lớp 8
    • Văn Mẫu Lớp 7
    • Văn Mẫu Lớp 6
  • Soạn Văn
    • Soạn Văn Lớp 12
    • Soạn Văn Lớp 11
    • Soạn Văn Lớp 10
    • Soạn Văn Lớp 9
    • Soạn Văn Lớp 8
    • Soạn Văn Lớp 7
    • Soạn Văn Lớp 6
  • Kênh Youtube

error: Content is protected !!