ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
NẮNG MỚI
(Lưu Trọng Lư)
Hướng dẫn đọc
Câu 1. Nhân vật “tôi” đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Gợi ý trả lời:
- Nhân vật “tôi” đã gửi vào những vần thơ của mình dòng cảm xúc buồn thương mỗi lần nhớ về dĩ vãng có hình bóng mẹ mình.
- Từ ngữ, hình ảnh thể hiện: “xao xác gà trưa”, “não nùng”, “lòng rượi buồn”, “chập chờn”, “nhớ me tôi”, “chửa xoá mờ”.
- Hình ảnh người mẹ hiện ra trong ký ức: “áo đỏ người đưa trước giậu phơi”, “nét cười đen nhánh sau tay áo”.
Câu 2. Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
Gợi ý trả lời:
- Từ ngữ: giản dị, mộc mạc gần với ngôn ngữ đời thường, đậm chất ngôn ngữ Bắc Bộ => Tái hiện sinh động bức tranh cuộc sống làng quê Bắc Bộ và hình ảnh người mẹ quê của nhân vật “tôi”.
- Ngắt nhịp linh hoạt: 4/3 “Mỗi lần nắng mới/ hắt bên song”
2/5 “xao xác/ gà trưa gáy não nùng
3/4 “lòng rượi buồn/theo thời dĩ vãng”
- Nhịp thơ linh hoạt, nhịp nhàng, đều đặn gợi cảm giác êm dịu, man mác nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi nhớ về dĩ vãng có mẹ.
- Gieo vần: vần chân “song”, “không” vần cách; “thời”, “mười”, phơi” vần cách liền kết hợp cách..=> tạo tính nhạc cho bài thơ
Câu 3. Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật “tôi”?
Gợi ý trả lời: Hình ảnh người mẹ hiện lên trong tâm tưởng của nhà thơ là người mẹ nông thôn bình dị, đẹp nét đẹp duyên dáng, trẻ trung, hiền hậu “nét cười đen nhánh sau tay áo”. Người mẹ còn bộc lộ nét đẹp lao động với những công việc thường nhật “áo đỏ người đưa trước giậu phơi”.
Câu 4. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
Gợi ý trả lời:
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là là những ký ức không bao giờ quên được của nhân vật “tôi” khi nhớ về người mẹ của mình
Điều này thể hiện lối sống hiếu thảo, uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.