Học Văn Cùng Cô Quyền Trang
  • Trang chủ
  • Văn Mẫu
    • Văn Mẫu Lớp 12
    • Văn Mẫu Lớp 11
    • Văn Mẫu Lớp 10
    • Văn Mẫu Lớp 9
    • Văn Mẫu Lớp 8
    • Văn Mẫu Lớp 7
    • Văn Mẫu Lớp 6
  • Soạn Văn
    • Soạn Văn Lớp 12
    • Soạn Văn Lớp 11
    • Soạn Văn Lớp 10
    • Soạn Văn Lớp 9
    • Soạn Văn Lớp 8
    • Soạn Văn Lớp 7
    • Soạn Văn Lớp 6
  • Kênh Youtube
No Result
View All Result
Học Văn Cùng Cô Quyền Trang
No Result
View All Result
Home Soạn Văn Soạn Văn Lớp 10 Chân trời sáng tạo - tập 1

Soạn bài Xã trưởng – mẹ Đốp – Chân trời sáng tạo

Hồ Quyền Trang by Hồ Quyền Trang
in Chân trời sáng tạo - tập 1, Soạn Văn, Soạn Văn Lớp 10

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI

XÃ TRƯỞNG – MẸ ĐỐP

(Trích Quan Âm Thị Kính)

Sau khi đọc

Câu 1: Liệt kê theo bảng sau những từ ngữ, hình ảnh trong lời thoại của hai nhân vật khi họ nói về công việc thường ngày của mình và của người còn lại. Từ bảng trên hãy nêu nhận xét về thái độ, quan điểm của hai nhân vật

Gợi ý trả lời

  Nói về xã trưởng Nói về mẹ Đốp và chồng

 

Xã trưởng Tại dân vi tổng lí

Quốc pháp hữu công hầu

Ơn dân xã thuận bầu

Tôi đứng đầu hàng xã

Làm cái thứ mõ

Hay là hay cánh mõ nhà mày, chứ xã trưởng lại treo thơ mõ à.

Mẹ Đốp Thầy sai con đi rao mõ thời chẳng phải là lên trước bảo là gì?

Nhà cháu đi trước đánh mõ, thầy đi sau rao hộ nhà cháu

Bố cháu cắp tráp theo hầu cụ bá lên tỉnh lĩnh bằng rồi ạ.

Chẳng giấu gì mẹ đình đám là tôi

Nghề ăn nói tôi vào trang đúng mực.

Một mình tôi cả xã ngóng trông

Điều phải trái tôi ngay trước bảo

Giấy quan về phải báo với tôi

Tôi chưa ra là làng chửa được ngồi…

 

Nhận xét:

Xã trưởng:

  • Xã trưởng là kẻ tự phụ, tự đắc cho mình được dân bầu, làm việc gì cũng hợp lòng dân nên như vua một cõi.
  • Đối với vợ chồng mõ, xã trưởng khinh thường cái nghề mõ thấp kém, hách dịch nhưng lại bộc lộ sự háo sắc, không đúng đắn.

Mẹ Đốp:

  • Khi nói đến công việc của chồng và mình, mẹ Đốp luôn có thái độ trân trọng, ca ngợi, đề cao vị trí của chồng trong khi người làng luôn coi nghề mõ là nghề mạt hạng.
  • Đối với xã trưởng, Đốp luôn tìm cách châm chọc, đả kích

Câu 2 : Yếu tố hài hước được tạo nên từ những thủ pháp nào? Thử hình dung khi diễn viên chèo nhập vai mẹ Đốp, họ sẽ sử dụng cử chỉ, hành động như thế nào ?

Gợi ý trả lời: Yếu tố hài hước được tạo bằng:

  • Cách nói năng dí dỏm, nghịch ngợm, ma mãnh của mẹ Đốp:

+ Trả lời xã trưởng bằng tình huống nhầm lẫn, sử dụng từ bình dân: “Đứa nào đốp chát gì ngoài ấy?” vừa như vô tình nhưng hữu ý chơi xỏ xã trưởng.

+ Khi nói về công việc của mình, mẹ Đốp dùng những từ ngữ, hình ảnh đề cao dẫu bên ngoài phô trương nhưng xét kỹ lại đúng: “Một mình tôi cả xã ngóng trông/ điều phải trái tôi nay trước bảo; con chưa ra trải chiếu thì làng ngồi xuống đất hay sao?”

+ Mẹ Đốp dùng cả thơ để ca ngợi nghề chồng mình: “một mình một chiếu thảnh thơi ngồi” (sự thật thì khi làng có tiệc, chẳng ai ngồi cùng mõ, nên mõ đặt cách ngồi riêng mâm một mình)

+ Dùng cách nói trái ngược “con còn hiếm lắm ạ, mới được có mười cháu thôi ạ”

+ Mẹ Đốp mượn cớ muốn nhập tâm những lời xã trưởng nói nên bốc mồm xã trưởng bỏ vào yếm.

  • Dùng từ đồng âm để chơi chữ:

Mẹ Đốp: “bố cháu trẩy tỉnh lĩnh bằng rồi ạ”

Xã trưởng: “Là cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì”

  • Cách ăn nói của xã trưởng trái ngược với vẻ ngoài đỉnh đạc, nửa thực mà nửa đùa: “Tốt nái gớm nhỉ..hôm nào mát trời, tao sang gửi mày một đứa nhá”.

Diễn viên chèo nhập vai mẹ Đốp sẽ dùng những cử chỉ nhanh nhẹn, ma mãnh, linh hoạt, nửa như đùa nửa như thật, ánh mắt tự tin hướng về xã trưởng, chẳng hề tỏ ra lo sợ.

Câu 3: Mẹ Đốp thuộc kiểu nhân vật nào trong các kiểu nhân vật chính yếu của chèo cổ? Theo bạn, sự xuất hiện của mẹ Đốp nói riêng và kiểu nhân vật này nói chung trong kịch bản chèo có tác dụng như thế nào đối với việc truyền tải tư tưởng, triết lí dân gian

Gợi ý trả lời:

Mẹ Đốp thuộc kiểu nhân vật gây hài, hước hước.

Mẹ Đốp là kiểu nhân vật đại diện cho sức phản kháng của nhân dân bị thống trị trong xã hội phong kiến. Nhân vật này luôn tìm cách chế giễu, châm chọc, đả kích những thói hư, tật xấu của quan trên, những sự thật cười ra nước mắt được phơi bày trong bộ dạng sang trọng, đỉnh đạc của bọn thống trị. Tiếng nói trào lộng sâu cay dù vui vẻ, sảng khoái nhưng cũng sâu sắc, thấm đẫm khát vọng được sống trong công bằng, bác ái.

  • Bài tập sáng tạo: Vẽ một bức tranh hoặc dựng một hoạt cảnh lấy cảm hứng từ vở chèo Quan Âm Thị Kính

Gợi ý làm bài: Tuỳ thuộc vào sở trường của bản thân mà chọn vẻ tranh hay dựng cảnh. Nên chọn những đoạn đặc sắc, tiêu biểu của vở chèo như những đoạn trích trong SGK.

ShareTweetShare

Related Posts

Soạn bài Ôn tập cuối kì II – Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP CUỐI KÌ II Câu 1. Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu...

Soạn bài Ôn tập trang 113 – Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP Câu 1. Xác định luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, mục đích và quan...

Soạn bài Thuyết trình về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay

NÓI VÀ NGHE THUYẾT TRÌNH VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI CÓ SỬ DỤNG KẾT...

Soạn bài Viết bài luận về bản thân – Chân trời sáng tạo

VIẾT VIẾT BÀI LUẬN VỀ BẢN THÂN Đọc ngữ liệu tham khảo Đối chiếu ngữ...

Soạn bài Tôi có một giấc mơ – Chân trời sáng tạo

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI TÔI CÓ MỘT GIẤC MƠ Mac – tin Lu...

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 100 – Chân trời sáng tạo

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Câu 1. Chỉ ra và nêu cách sửa lỗi không tách đoạn...

Load More

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

No Result
View All Result

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Kể (trải nghiệm) về việc tốt em đã làm – Văn Mẫu lớp 6 (hoặc lớp 8)

Soạn bài Ôn tập cuối kì II – Chân trời sáng tạo

Soạn bài Ôn tập trang 113 – Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thuyết trình về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay

Soạn bài Viết bài luận về bản thân – Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tôi có một giấc mơ – Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 100 – Chân trời sáng tạo

Soạn bài Đất nước – Chân trời sáng tạo

DMCA.com Protection Status
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Văn Mẫu
    • Văn Mẫu Lớp 12
    • Văn Mẫu Lớp 11
    • Văn Mẫu Lớp 10
    • Văn Mẫu Lớp 9
    • Văn Mẫu Lớp 8
    • Văn Mẫu Lớp 7
    • Văn Mẫu Lớp 6
  • Soạn Văn
    • Soạn Văn Lớp 12
    • Soạn Văn Lớp 11
    • Soạn Văn Lớp 10
    • Soạn Văn Lớp 9
    • Soạn Văn Lớp 8
    • Soạn Văn Lớp 7
    • Soạn Văn Lớp 6
  • Kênh Youtube

error: Content is protected !!