THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Câu 1:
- Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương giúp bạn hiểu thêm điều gì về các thông tin chính mà văn bản truyền tải
b.Nhận xét về cách tác giả văn bản chú thích các hình ảnh đính kèm: độ dài của phần chú thích hình ảnh, mối liên hệ giữa hình ảnh và phần chú thích trong văn bản chính
Gợi ý trả lời:
- Hình ảnh sử dụng trong văn bản cung cấp những thông tin sống động, trực quan giúp người đọc hiểu rõ những thông tin sự về đàn ghi ta phím lõm khác với đàn ghi ta thường ra sao, kết hợp với những nhạc cụ nào trong cải lương.
- Nhận xét về cách tác giả chú thích hình ảnh:
- Độ dài: tương ứng với chiều dài của ảnh
- Nội dung của phần chú thích và hình ảnh đồng nhất
- Hình ảnh và phần chú thích làm nổi bật thông tin trong văn bản chính.
Câu 2: Có rất nhiều dạng biểu đồ ,sơ đồ, chẳng hạn như các dạng biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ tròn như sau
Theo bạn, có thể thay thế các biểu đồ trong ba hình minh họa trên bằng dạng khác không ? Vì sao
Gợi ý trả lời: Có thể thay đổi các biểu đồ trong ba hình minh hoạ trên bằng những dạng khác nhau, tuỳ theo nội dung số liệu mà người viết muốn đề cập đến. Ví dụ khi biểu thị mức độ gia tăng dân số, số sân qua các năm vẫn có thể dùng biểu đồ đường. Biểu thị tỉ lệ giới tính vẫn có thể dùng biểu đồ cột.
Câu 3: Sưu tầm ít nhất một văn bản thông tin trên sách báo, trong đó có sử dụng biểu đồ. Giải thích tác dụng của biểu đồ đó
Gợi ý trả lời
Thông tin về một số chỉ số nhiệt độ của TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, trang 50 sách giáo khoa môn địa lý, lớp 12
Đây là biểu đồ cột kết hợp đường biểu thị nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tháng lạnh nhất, nhiệt độ tháng nóng nhất, biên độ nhiệt trung bình năm, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối, nhiệt độ tối cao tuyệt đối, biên độ nhiệt tuyệt đối của Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội
TỪ ĐỌC ĐẾN VIẾT
Câu hỏi: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của bạn về việc bảo tồn một loại hình nghệ thuật, một nhạc cụ, một kiểu trang phục,.. truyền thống của dân tộc, trong đó có sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Gợi ý làm bài
“Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu
Nghe dịu nỗi đau của mẹ”
(Đất nước – Tạ Hữu Yên)
Cùng với tiếng đàn bầu cung thương cung oán là hình ảnh người mẹ đất nước suốt một đời đau thương, vất vả. Cùng với hình ảnh quê nhà, dân tộc Việt Nam là tiếng đàn bầu lúc khoan lúc nhặt. Cây đàn bầu hay còn gọi là đàn độc huyền (đàn một dây) chính là sự sáng tạo độc đáo của các nghệ nhân dân gian mang đậm chất thuần hậu nguyên thuỷ Việt Nam. Đàn bầu nguyên sơ có bầu đàn từ vỏ bầu khô, hộp đàn bằng tre, nứa hay gỗ. Người chơi đàn dùng que gẫy hoặc móng tay. Đàn bầu từ lâu đã trở thành “ông hoàng” trong làng nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Tuy vậy “ông hoàng” này không cao sang, quyền quý hay kén chọn mà lại như được sinh ra từ một gánh hàng chè ven đường, một gốc đa, một manh chiếu rách của người nghệ nhân nghèo. Đàn bầu có mặt khắp mọi không gian sinh hoạt từ bình dân đến quyền quý, từ hội hè đình đám đến sân khấu lớn, chuyên nghiệp. Sự thu hút của đàn bầu bởi khả năng diễn đạt tình cảm phong phú, đa dạng lúc thổn thức trong nỗi tâm sự của chàng trai ra đứng bờ ao, khi day dứt nỗi buồn kiếp người qua những phận bèo. Cũng có khi đàn bầu gảy lên khúc yêu đời, sôi động, tình tứ bay bổng.
Trong cuộc hành trình hội nhập, đàn bầu cùng với nhiều nhạc cụ dân tộc thu hẹp phạm vi của mình, không được giới trẻ yêu thích, hứng thú bằng những nhạc cụ thế giới. Dẫu vậy, đàn bầu vẫn biểu hiện một sức sống mãnh liệt, một sự bám trụ sâu sắc vào tâm khảm của những ai yêu quý nhạc cụ dân tộc. Các nghệ nhân đã âm thầm làm một cuộc cải cách để đàn bầu vừa giữ nguyên giá trị truyền thống vừa có thể sánh ngang với nhạc cụ hiện đại.
Giữ gìn những nét đẹp truyền thống, am hiểu về âm nhạc và nhạc cụ dân tộc là một việc làm cần thiết, quan trọng của mỗi chúng ta. Muốn làm được điều đó cần đưa nhiều hình ảnh bài viết về một số nhạc cụ dân tộc vào trong bài học của học sinh. Khuyến khích các buổi biểu diễn nghệ thuật có sự tham gia của đàn bầu. Cần tạo điều kiện để những nghệ nhân, người dạy đàn bầu có thể phát huy hơn nữa giá trị âm nhạc truyền thống này.