ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
LÝ NGỰA Ô Ở HAI VÙNG ĐẤT
(Trích)
Phạm Ngọc Cảnh
Sau khi đọc
Câu 1: Văn bản cho thấy, trong cảm nhận của chủ thể trữ tình, những câu Lí ngựa ô hát ở ”làng anh” và hát ở ”bên em” khác nhau như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Những câu hát ở “làng anh”: vào tháng tư, trẩy hội Gióng, ai chẳng ngỡ mình đang đi trong mây, ai chẳng tin mình đang rong ngựa sắt,
cả một vùng sông ai chẳng hát. Khúc hát Lý ngựa ô gắn với đường đánh giặc chảy xuôi về bến bãi, Lý ngựa ô em hát đợi bên cầu => khúc hát vừa rộn ràng vừa đậm chất hào hoa của người lính. - Những câu hát ở “bên em”:Thế mà bên em móng ngựa gõ mê say,
qua phá rộng duềnh doàng lên dợn sóng, qua truông rậm đến bây giờ anh buộc võng… => khúc hát mộc mạc, nồng nàn của cô gái miền Trung.
Câu 2: Tìm trong văn bản một số chi tiết cho thấy có sự gặp gỡ, hòa hợp giữa những câu Lí ngựa ô hát ở ”hai vùng đất” vốn có người hát khác nhau, không gian hát và âm điệu khác nhau
Gợi ý trả lời: Sự gặp gỡ, hòa hợp giữa những câu Lí ngựa ô hát ở ”hai vùng đất”:
- “Qua truông rậm đến giờ anh buộc võng”/”gặp mối dây buộc ngựa gốc lim già”
- khen câu miền Trung qua truông dài phá rộng
móng gõ mặt thời gian gõ trống - khen câu miền Nam như giục như mời
ngựa tung bờm bay qua biển lúa
ngựa ghìm cương nơi sông xoè chín cửa - Câu hát bắc cầu qua một thời quan họ
câu hát xui nhau nên vợ nên chồng
Câu 3: Đọc Lí ngựa ô ở hai vùng đất ( Phạm Ngọc Cảnh), bạn hiểu thêm gì về vẻ đẹp và sức sống của những câu lí, câu hò và của ca dao, dân ca nói chung?
Gợi ý trả lời: Những câu lí, câu hò, ca dao, dân ca đều là những nét văn hoá dân gian đậm chất mộc mạc, đời thường và thấm đẫm nghĩa tình. Dẫu mỗi vùng khác nhau có nét đẹp riêng nhưng vẫn có những điểm gặp gỡ, ấy là ước mơ, hoài bão, là tình yêu quê hương, đất nước, là tình yêu đôi lứa, sự thuỷ chung gắn kết trong nghĩa vợ, tình chồng.