ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
NẮNG ĐÃ HANH RỒI
Vũ Quần Phương
Câu 1: Thiên nhiên trong bài thơ được miêu tả, quan sát ở thời điểm nào? Chỉ ra những từ ngữ hình ảnh thể hiện điều đó?
Gợi ý trả lời: Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả vào thời điểm mùa đông. Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện:
- Nắng hanh: vừa nắng vừa lạnh có nghĩa là trời nắng to nhưng thời tiết vẫn lạnh. Thời tiết đặc trưng cho ngày đông.
- Tiếng sếu vọng sông gày: Âm thanh của một loài chim thường kêu rất to vào những ngày đông lạnh.
- Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua: Câu thơ báo rằng mùa xuân sắp đến có nghĩa hiện tại đang là mùa đông.
Câu 2: Bài thơ là lời của ai nói với ai? Điều đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình?
Gợi ý trả lời: Bài thơ là lời của nhân vật “anh” nói cùng “em”. “Em” có thể là người vợ, người yêu hoặc một nàng thơ trong tâm tưởng của “anh”. Nói cùng với “em” chính là hình thức thơ quen thuộc để nhà thơ bộc bạch tâm sự của mình, mượn ai đó để bày tỏ lòng mình. Ở đây, chủ thể trữ tình thông qua sự chuyển mình của thiên nhiên vào đông để gửi gắm nỗi nhớ thương, mong chờ, ưu tư nặng trĩu. Đông lạnh và cô đơn càng khiến cho người ta nhớ nhiều, thương nhiều. Lòng người mang nỗi ưu hoài, buồn man mác là do xa cách. Dẫu vậy hết đông rồi đến xuân, thời gian cứ luân chuyển không thôi nên bài thơ vẫn ấp ủ niềm hy vọng sum vầy.
Câu 3: Nhận xét cách gieo vần và tác dụng của cách gieo vần đó trong bài thơ
Gợi ý trả lời:
Cả bài thơ đều gieo vần chân và cố định ở vị trí cuối câu 1, 2, 4 của mỗi khổ:
- Khổ 1: gieo vần bay, gáy, hay
- Khổ 2 : gieo vần tranh, lành, cành
- Khổ 3 gieo vần: không, thông, mong
- Khổ 4: gieo vần: qua, qua, xa
Những vẫn này đều là vần bằng tạo nhịp điệu nhẹ nhàng, êm ái nhưng cũng man mác một nỗi buồn nào đấy.
Câu 4: Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh có tác dụng quan trọng trong việc thể hiện chủ đề và cảm hứng ấy
Gợi ý trả lời:
- Chủ đề bài thơ: Vẻ đẹp giản dị, bình yên của thôn quê trong ngày nắng hanh và nỗi nhớ mong, chờ đợi của “anh” khi “em” đã xa nhà.
- Cảm hứng chủ đạo: Cảm xúc xao động, bồi hồi trước sự chuyển mình của thiên nhiên mùa đông và tâm trạng nhơ thương trong tình yêu.
- Một số từ ngữ, hình ảnh có tác dụng thể hiện chủ để, cảm hứng:
+ Nắng hanh: vừa nắng vừa lạnh có nghĩa là trời nắng to nhưng thời tiết vẫn lạnh. Thời tiết đặc trưng cho ngày đông.
+ Tiếng sếu vọng sông gày: Âm thanh của một loài chim thường kêu rất to vào những ngày đông lạnh.
+ Trước sân mây trắng, những mái tranh, nắng lên khói ủ, vườn sau tre mía, rừng thông, nắng chiều..đây là những hình ảnh dung dị, mộc mạc gợi nhớ gợi thương về một vùng nghèo khó nhưng thanh bình, yên ấm.
+ Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua: Câu thơ báo rằng mùa xuân sắp đến có nghĩa hiện tại cũng là bước đi không ngừng của thời gian dài thêm nỗi cách xa.
+ Em ở xa nhà em có hay: “anh” đang hướng đến “em”, muốn gửi lời thương nhớ, muốn nhắc em về một vùng quê yên bình có nắng hanh vàng và có anh.
+ Anh chẳng là cây cũng trĩu cành: hình ảnh liên tưởng độc đáo nói lên lòng “anh” đang nặng trĩu như ưu tư, mong nhớ.
+ Anh ngã vào đây nỗi nhớ mong: Câu hỏi tu từ không được hồi đáp tô thêm sự cô đơn, chờ đợi khắc khoải của “anh” không biết bày tỏ cùng ai.