VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TRUYỆN KỂ
Đọc ngữ liệu tham khảo
Câu 1 : Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài viết phân tích, đánh giá một truyện kể chưa? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của bài viết phân tích, đánh giá một truyện kể. Bởi vì:
- Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, thể hiện được suy nghĩ, cảm nhận của người viết
- Có bằng chứng thuyết phục lấy từ truyện và đưa ra lý lẽ xác đáng.
- Phép liên kết hợp lý
- Có bố cục ba phần rõ ràng:
+ Mở bài: Giới thiệu được tên tác giả, tác phẩm, khái quát được nội dung định hướng bài viết.
+Thân bài: đã trình bày từng luận điểm chính và làm nổi bật luận điểm qua phân tích ý nghĩa, giá trị chủ đề, đặc sắc nghệ thuật.
+ Kết bài: Khẳng được được giá trị nội dung, hình thức và ý nghĩa liên hệ bản thân.
Câu 2 Các luận điểm trong ngữ liệu được sắp xếp theo trình tự nào, có hợp lí không?
Gợi ý trả lời:
Các luận điểm trong ngữ liệu được sắp xếp theo trình tự đi từ chủ đề, ý nghĩa chủ đề mới đến những nét đặc sắc về nghệ thuật. Trình tự này hợp lý bởi vì nếu không làm rõ chủ đề truyện và ý nghĩa chủ đề thì người đọc khó nắm bắt được nội dung chính và ý nghĩa của truyện. Khi đã xác lập được nội dung cốt lõi và ý nghĩa của câu chuyện thì mới tiến đến phân tích nét nghệ thuật tiêu biểu để làm sáng tỏ phương tiện truyền đạt giá trị nội dung ấy.
Câu 3 :Trong mỗi luận điểm, ngữ liệu đã có sự kết hợp giữa lí lẽ, bằng chứng như thế nào? Nêu ví dụ.
Gợi ý trả lời:
Ở mỗi luận điểm, ngữ liệu sự kết hợp giữa lý lẽ và bằng chứng chặt chẽ, xác thực, phù hợp.
Ví dụ:
Chúng ta thấy trong luận điểm về những nét đặc sắc hình thức nghệ thuật lại chia thành những lý lẽ, mỗi lý lẽ là một nét nghệ thuật chính trong hình thức chung ấy. Để làm sáng tỏ lý lẽ, người viết dùng những dẫn chứng kèm theo sau.
Trong đoạn văn nói về nghệ thuật phân tích, đánh giá khắc hoạ nhân vật thông qua đối thoại (3d)
“Qua bản dịch tiếng Việt bằng thơ lục bát của Tú Mỡ, ta cảm nhận được sự đối đáp của chó sói và chiên con là một cuộc đối đáp gay cấn có tính sinh tử” (lý lẽ)
“Chó sói nhiều lần buộc tội chiên con một cách vô lý, chiên con ra sức dùng lý lẽ để biện hộ cho sự vô tội của mình” (dẫn chứng kèm lý lẽ)
“Bản chất xấu xa, gian ác của sói được tập trung bộc lộ ở những lời lẽ vu khống trắn trợn và phi lý. Hễ chiên son cải được điều này thì chó sói lại vu cho điều khác” (lý lẽ kết hợp dẫn chứng).
Câu 4 : Bạn có nhận xét gì về cách người viết phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị chủ đề?
Gợi ý trả lời: Người viết phân tích, đánh giá về ý nghĩa và giá trị chủ đề rất rõ ràng, mạch lạc, liên kết chắt chẽ với những phần trước đó.
Cụ thể trong phần này, người viết đã khái quát nội dung câu chuyện, ý nghĩa thông điệp của từng nhân vật chó sói và cừu non. Từ những đặc tính cơ bản của hai giống vật khái quát thành vấn đề của con người trong xã hội. Cách khái quát này dựa trên đặc điểm phản ánh của truyện ngụ ngôn và phong cách thơ ngụ ngôn của La -Phông -Ten. Cũng vừa dễ hiểu, thuận tình, hợp ý, phù hợp với khả năng tiếp nhận của nhiều đối tượng.
Câu 5 :Người viết đã phân tích, đánh giá những nét đặc sắc nghệ thuật nào của truyện kể? Chúng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể?
Gợi ý trả lời:
Những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện kể:
- Nghệ thuật tạo hình huống
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Nghệ thuật kể chuyện bằng thơ
- Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật qua đối thoại
Tác dụng: Những nét nghệ thuật giúp tô đậm tính cách nhân vật, tính biểu tượng của từng nhân vật trong xã hội, tô đậm chủ đề bài học.
Câu 6 : Từ ngữ liệu trên, bạn rút ra được những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện kể?
Gợi ý trả lời: Khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện kể cần chú ý những điểm sau:
- Xác định yêu cầu chính của đề, định hướng nội dung đề yêu cầu
- Lập dàn ý chi tiết xác định từng phần theo đúng cấu trúc một bài văn
- Ở phần thân bài cần xây dựng hệ thống luận điểm, lập cứ, lập luận chặt chẽ.